Tôi khỏe đẹp hơn - 2024

Công bố kết quả Vòng 1

Ngày
Giờ
Phút
Giây

Những con số ấn tượng

Những con số ấn tượng của cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 1 và lần 2
0

Ứng viên đã đăng ký tham gia cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn

0 %

97,2% ứng viên thay đổi rõ rệt về cân nặng

0

Gần 20.000 người hưởng ứng cùng thực hành

0 kg

3.300kg là tổng cân nặng của các ứng viên đã thay đổi

0 %

Ứng viên tìm hiểu về dinh dưỡng và vận động

0 %

Ứng viên đã lan tỏa, chia sẻ điều tích cực tới người thân

THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC THI

Cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN do Báo Sức khỏe và Đời sống phát động với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2022. Cuộc thi hướng tới mục tiêu vận động toàn dân tham gia tập luyện và thực hành dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe, hướng tới giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ người Việt Nam.

– Từ thời điểm phát động cuộc thi (ngày 10/9/2024), các ứng viên gửi thông tin cá nhân và kèm theo hình ảnh được chụp tại thời điểm đăng ký; chỉ số chiều cao, cân nặng; câu chuyện truyền cảm hứng và clip tối ghi lại quá trình đo chiều cao, cân nặng. Thời hạn để đăng ký là ngày 05/10/2024.

– Sau 1 tháng tập luyện, ứng viên gửi lại chỉ số chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI. Đồng thời, các ứng viên gửi lại hình ảnh chụp toàn thân mới nhất, kèm clip đo lại chiều cao, cân nặng và trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm qua trang web của cuộc thi.

– Dựa trên sự thay đổi về chỉ số BMI và kết quả thi trắc nghiệm qua trang web của cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 100 ứng viên có điểm thi cao nhất để vào Vòng 2.

– 100 ứng viên được lựa chọn vào Vòng 2 sẽ tiếp tục tập luyện và thực hành dinh dưỡng. Sau 1 tháng, ứng viên gửi lại thông tin cá nhân chính xác như Vòng 1; hình ảnh đang tập luyện hoặc thực hành dinh dưỡng; 01 clip tối đa 2 phút chia sẻ về chế độ dinh dưỡng, tập luyện thay đổi bản thân, kết quả đã đạt được và sự cải thiện sức khỏe.

– Đồng thời, ứng viên gửi lại kết quả chiều cao, cân nặng đã thay đổi và tham gia phần hỏi đáp trực tuyến về kiến thức dinh dưỡng và vận động với chuyên gia qua phần mềm Google Meet (BTC sẽ thông báo cụ thể sau).

– Dựa trên sự thay đổi về chỉ số BMI, nội dung thể hiện của ứng viên trong clip 2 phút và phần tương tác với chuyên gia, Ban Tổ chức lựa chọn 30 ứng viên xuất sắc nhất vào Vòng 3.

– 30 ứng viên lọt vào Vòng 3 tiếp tục tập luyện và thực hành dinh dưỡng. Đồng thời, gửi kèm 01 clip dài tối đa 3 phút hướng dẫn người khác thực hành dinh dưỡng và vận động theo phương pháp của mình.

– 30 ứng viên có mặt trực tiếp tại trụ sở Báo Sức khỏe và Đời sống để được đo chiều cao, cân nặng (để tính chỉ số khối cơ thể BMI và chỉ số eo hông WHR). Đồng thời, các ứng viên sẽ trả lời phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám khảo (những ứng viên ở xa sẽ tương tác qua phần mềm Goolge Meet).

– Ban Tổ chức dựa theo các chỉ số của ứng viên, kết quả phỏng vấn và thể hiện của ứng viên trong clip để lựa chọn ra 12 ứng viên xuất sắc nhất vào đêm Chung kết trao giải. 18 ứng viên còn lại được tặng quà và giấy chứng nhận của cuộc thi.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

BAN CHỈ ĐẠO CUỘC THI

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ TRẦN VĂN THUẤN

  • TTƯT.GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch phụ trách, điều hành Hội đồng Y khoa Quốc gia, Phó Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Trung ương, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam. GS.TS Trần Văn Thuấn là nguyên Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, nguyên Trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Hà Nội.
  • TTƯT.GS.TS Trần Văn Thuấn là người rất ủng hộ các hoạt động, chương trình vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ người Việt. Ông cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng nhằm hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ về ung thư góp phần nâng cao chất lượng phòng chống ung thư ở Việt Nam.
  • Với vai trò là Trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá, đây là cuộc thi có sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng, góp phần vào thành công chung của ngành y tế về truyền thông nâng cao nhận thức của người dân đối với việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe.Tác động xã hội tích cực nhất là mỗi người dân khỏe mạnh sẽ giúp làm giảm một phần áp lực lên hệ thống y tế, tạo thành một cộng đồng khỏe mạnh.

HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành.

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = W/ [(H)2]

Trong đó:

  • BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
  • W là cân nặng (kg)
  • H là chiều cao (m)

Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 – 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.

Khi chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 25 – 29,9 tức là bạn đang bị thừa cân.

Trong trường hợp chỉ số BMI từ 30 trở lên, cho thấy bạn đang bị béo phì. Theo đó, khoảng một phần ba phụ nữ ở Hoa Kỳ đang bị béo phì.

chi-so-bmi-1
Chỉ số BMI ở người trường thành